Là tín đồ của cà phê, nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bồn chồn, mất ngủ, ợ nóng… thì có nghĩa bạn đang nạp lượng caffeine quá nhiều vào cơ thể.
Mặc dù cà phê giúp bạn tỉnh táo và tiếp thêm năng lượng để hoàn thành công việc, tuy nhiên việc làm dụng thức uống này cũng sẽ để lại nhiều tác dụng phụ cho cơ thể.
Chuyên gia dinh dưỡng Brenda Braslow đã chỉ ra các dấu hiệu của cơ thể cho thấy bạn đang uống quá nhiều cà phê, và đã đến lúc dừng lại hoặc hạn chế liều lượng, theo Eat This, Not That.
Ngủ không ngon giấc
Nếu bạn là người uống cà phê thường xuyên và bị mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc trong thời gian dài thì đó có thể là dấu hiệu của việc cơ thể đã hấp thụ quá nhiều caffeine. Chuyên gia dinh dưỡng Braslow cho biết việc uống nhiều cà phê còn có thể gây mất nước là làm biến đổi màu sắc nước tiểu trở nên sậm màu hơn.
“Khi thấy tất cả các dấu hiệu trên hãy ngừng uống caffeine và uống nhiều nước hơn”- chuyên gia Braslow nói.
Bạn luôn cảm thấy bồn chồn lo lắng
Nếu bạn bắt đầu cảm thấy hàng loạt cảm giác khó chịu như bồn chồn, lo lắng, tim đập mạnh… khi uống cà phê nhiều, đừng vội nghĩ rằng bạn đột nhiên bị ốm. Rất có thể nguyên nhân là lượng caffeine bạn uống suốt cả ngày.
Chuyên gia dinh dưỡng Bannan nói trên tờ Eat This, Not That rằng cho: “Tiêu thụ nhiều caffeine có thể gây ra một số triệu chứng không mong muốn như đau đầu, tim đập nhanh hoặc cáu kỉnh. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, bạn nên cắt giảm lượng cà phê đang uống”.
Cơ thể luôn uể oải
Bạn đã uống cà phê cả ngày với mong muốn tỉnh táo và tiếp thêm năng lượng để làm việc, nhưng thực tế điều này thực sự có thể khiến bạn bị cạn kiệt năng lượng. Nguyên nhân là do tiêu thụ quá nhiều caffeine sẽ làm rối loạn lịch trình ngủ của bạn, vì vậy, bạn sẽ thức dậy với cảm giác mệt mỏi hơn. Nếu tiếp tục lặp đi lặp lại chu kỳ này, cuối cùng bạn sẽ cảm thấy ít năng lượng hơn trong suốt cả ngày.
Ợ nóng
Sau một thời gian uống cà phê, hoặc ngay sau khi bạn uống cà phê mà cơ thể xuất hiện các chứng ợ nóng, ợ hơi thì nên tạm dừng việc uống chúng lại.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cà phê là một trong những thức uống có tính axit, vì vậy nó có thể gây kích ứng niêm mạc ruột của bạn và gây ra chứng ợ nóng nếu uống cà phê quá nhiều. Nếu bạn từng gặp phải chứng trào ngược axit và bạn đang uống nhiều cà phê hơn trong ngày, thì đó có thể là ‘thủ phạm’ gây ra chứng ợ nóng.
Đường tiêu hóa có vấn đề
Cũng giống như chứng ợ nóng, bất kỳ cơn đau bụng hoặc buồn nôn nào bạn đang gặp phải có thể là do cà phê bạn đang uống, đặc biệt là nếu bạn uống khi bụng đói.
Cách chữa say cafe:
Uống nước lọc
Say cafe uống gì? Nước có thể giúp cơ thể loại bỏ lượng caffeine nhanh hơn nên có thể là cách chữa say cà phê hiệu quả. Đây là cách đơn giản bạn có thể áp dụng ngay khi có các triệu chứng đầu tiên để giảm cảm giác khó chịu nhé.
Vận động nhẹ để chữa say cà phê
Tập thể dục sẽ giúp bạn tăng tốc độ trao đổi chất, từ đó sẽ giúp cơ thể loại bỏ caffeine nhanh hơn. Vậy nên, bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng để giải phóng sự bồn chồn, hồi hộp khi bị say loại thức uống này.
Bổ sung kẽm và magie
Các món nhiều kẽm và magie như chuối có thể giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng. Vậy nên bạn có thể cân nhắc ăn một quả chuối khi bị say cà phê nhé.
Ngoài cách chữa say cafe bằng chuối, bạn có thể nghỉ ngơi và thở đều để giảm nhẹ các triệu chứng hồi hộp hay tim đập nhanh. Đồng thời, bạn cũng nên tập thói quen uống cà phê lành mạnh để tránh những tác dụng phụ ngoài mong muốn.
Ăn thêm tinh bột
Khi bị say cà phê thì việc bổ sung một ít tinh bột như bánh mì, ngũ cốc, cơm, bánh quy,….cũng là một biện pháp hợp lý mà có thể bạn chưa biết đấy. Nếu say cà phê ở mức độ nhẹ hoặc vừa thì việc bổ sung tinh bột sẽ giúp cơ thể giảm lại các triệu chứng, đồng thời còn bão hòa lượng caffein giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu.