Mở quán cafe (bài 4): Kiểu người “Hùn vốn làm ăn” cần tránh

Đừng hợp tác với người không dám, hoặc ngại chà toilet.
Nghe thì hơi kì dị nhưng thực tế, Cơ và bạn đều biết mở quán cafe không phải điều dễ dàng, khó khăn luôn chờ, lỡ lúc cạn vốn, không tiền thuê nhân viên thì chủ quán cafe cũng phải xắn tay áo lên và làm. Bạn hợp tác với 1 người lười nhác thì chỉ mang bực tức vào người.

ca phe gia si

Số tiền nhỏ “Mất thì thôi”
Chuyện bạn bè hùn vốn mở quán cafe không phải hiếm. 5-6 người, mỗi người hùn 30 triệu cũng được hơn 150 triệu đủ mở quán cafe.
Tháng đầu thì sung, bắt đầu khó khắn là nản. Vì nếu sau này có lợi nhuận cũng là số tiền nhỏ, chẳng bù được công bỏ ra.

Ảo tưởng mở quán cafe là đông khách, có lời ngay
Như bài Cần bao nhiêu vốn? Lợi nhuận và rủi ro ra sao? chúng ta cần ít nhất 1 năm để đạt điểm lợi nhuận bù được chi phí. Kèm theo là vô số rủi ro phát sinh. Người không có tâm hay kinh nghiệm sẽ buôn xuôi trong 6 tháng đầu.

Cơ chỉ cần lướt nét một chút, Không khó để tìm ra vô số bí kíp, câu chuyện thành công khi mở quán cafe. Đọc thì Cơ cũng chỉ biết cười trừ, nếu dễ ăn vậy thì ai cũng mở quán cafe rồi. Đi làm chi cho cực cái thân.

Để được “làm chủ”
Cơ thấy không ít người vì muốn đua “làm chủ” cùng bạn bè, mượn tiền, cầm cố tài sản để mở quán cafe, với hy vọng nhanh có lợi nhuận sẽ lấy tiền đó trả lãi ngân hàng. Cuối cùng vỡ mộng, vừa mất vốn, vừa ôm nợ. Ảnh hưởng luôn cà người hùn vốn mở quán cafe chung.

“Lời thì chia, lỗ thì chịu chung”
Nói dễ nhưng mỗi người sẽ có suy nghĩ khác nhau là “tại Anh A chứ có phải tại tui đâu mà bắt tôi chịu. Bữa tui kêu làm khác mà mấy người có nghe đâu.”

Cơ để nghị Nhóm hùn vốn mở quán cafe nên:

  • Giới hạn tối đa 4 người. Có 1 người có thể quản lý quán cafe ngày tối thiểu 4 tiếng.
  • Không cần kinh nghiệm nhưng có kiến thức nhất định về kinh doanh.
  • Chọn 1 người đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm cho mọi thứ. Có thể quản lý quán ngày tối thiểu 4 tiếng.
  • Tiền hùn lấy từ tiền tích lũy, không vay mượn, không góp thiếu. Tối thiểu là bằng 1 năm lương cơ bản.
  • Từ kế hoạch đến lúc thực hiện mở quán cafe cách nhau 6 tháng. Nếu 6 tháng mà còn không duy trì được với nhau thì nói chi đến chuyện đồng hành 5-10 năm.

Kinh nghiệm không phải tất cả
Mỗi quán, mỗi khu vực sẽ có những sự khác biệt, quan trọng là mình biết thay đổi, linh động, học hỏi đó mới là cái đẹp, cái sướng khi làm chủ.

Cơ có gặp kiểu người, hô hào bản thân có kinh nghiệm mở quán cafe, góp vốn ít và làm luôn quản lý. Quán chưa có lợi nhuận nhưng tự tính lương bản thân cao, thuê nhiều nhân viên để chỉ tay 5 ngón. Được năm đầu, người đó đã hoàn vốn đầu tư, lãnh lương cao trong khi người trong nhóm chịu lỗ liên tục.

Không lợi nhuận là tất nhiên và sau 1-2 năm người trong nhóm chịu không nổi sẽ tan rã. Vậy chẳng khác gì bạn đã dính Bẫy nhượng quyền giá rẻ đâu.

Nếu bỗng nhiên 1 người đòi rút vốn. Cơ làm gì?
Khi mở quán cafe giai đoạn đầu, Cơ mở theo mô hình Hộ Kinh doanh cá thể với 1 người đứng tên để giảm các chi phí pháp lý, hành chính…

Ngay từ đầu, Cơ thỏa thuận lấy quy định của công ty TNHH. Tức là chỉ được sang nhượng phần vốn chứ không được rút vốn.

Như vậy mới đảm bảo được sự nghiêm túc và công bằng cho tất cả người tham gia.

Chuyện đồng cảm, chia sẻ từ người bạn hùn vốn của Cơ
Khi quán Cơ gần được 1 năm thì gia đình có biến cố. Cơ phải ngưng việc quản lý quán cafe. Bạn hùn vốn thì đang đi làm, không có thời gian. Cuối cùng đành phải sang quán.

May mắn là người bạn của Cơ đồng cảm nên mọi việc suôn sẻ. Hai đứa cùng góp vốn, bù lỗ chung với nhau gần cả năm. Sau khi trừ chi phí, thu lại tiền sang quán. Tính ra 2 đứa lỗ hơn 150 triệu. Tới giờ hai đứa vẫn là bạn, lâu lâu gặp cười nói vui vẻ.

Quán và thương hiệu vẫn tồn tại, Cơ hiện là bên cung cấp cà phê Hạt. Nhưng với Cơ, không đạt được mục tiêu ban đầu là thất bại. Dù biết hùn vốn mở quán cafe là chấp nhận rủi ro nhưng Cơ vẫn luôn áy náy. “Phải chi hồi đó Cơ lên kế hoạch tốt hơn? Thì bạn mình đâu mất tiền.”

Trên là ý kiến của Cơ về kiểu người “hùn vốn làm ăn” cần tránh. Còn bạn thì sao? Mời comment bên dưới.